NGHỆ THUẬT VIỆT NAM THẾ KỶ XX PHIÊN II: TỪ ĐÔNG DƯƠNG ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI

TRƯỜNG MỸ THUẬT ỨNG DỤNG THỦ DẦU MỘT Những đốm vàng trên bãi biển, 1950

Phiên đấu sẽ bắt đầu trong __ ngày và __ giờ

Giá khởi điểm: $150

Giá ước lượng: $200 - $500

Phí đấu giá: 25%

TRƯỜNG MỸ THUẬT ỨNG DỤNG THỦ DẦU MỘT

Thể loại: Sơn mài

Kích thước: 50 x 65 CM


Trường Mỹ nghệ bản xứ Thủ Dầu Một (École d’art indigène de Thu Dau Mot) chính là tiền thân của Trường trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương ngày nay, đây là một trong những trường mỹ nghệ ứng dụng cổ nhất do chính quyền thuộc địa mở từ năm 1901. Giai đoạn 1901-1914, Trường đặt cạnh tòa tỉnh trưởng Thủ Dầu Một, đường Đinh Bộ Lĩnh ngày nay, do Trường Thủ Dầu Một dạy đa dạng nghề truyền thống nên dân gian đất Thủ gọi là Trường Bá nghệ. Năm 1913, trường mở lớp dạy đồ gỗ, điêu khắc, sơn mài ở Thủ Dầu Một, đây chính là một trường có ban dạy sơn mài đầu tiên ở Việt Nam. Giai đoạn 1914-1932, trường dời về địa điểm đối diện nhà việc Phú Cường, trước chợ Thủ Dầu Một. Đầu năm 1932 trường đổi tên là trường Mỹ nghệ thực hành Thủ Dầu Một (École d’art appliqué de Thu Dau Mot), sau đó dời về đường Bạch Đằng cạnh bờ sông Sài Gòn cho đến nay. Truờng dạy tổng hợp tất cả nghệ thuật trang trí nội thất bao gồm bốn nghề, mỗi nghề tương ứng với một ban: Ban tế mộc công (nghề làm mộc, đóng tủ bàn ghế), Ban điêu khắc (chạm khắc gỗ, khảm và đá cẩm thạch), Ban sơn mài, Ban vẽ kiểu mộc và trang trí. Trường ban đầu có 68 học sinh trong khu vực, ngoại trừ một số học sinh được nhận học bổng từ các tỉnh khác, được hướng dẫn bởi một giáo sư người Pháp với sự hỗ trợ của hai thạc sĩ vẽ và năm quản đốc bản xứ, lãnh đạo trường hầu hết là những hiệu trưởng người Pháp. Từ khi thành lập đến năm 1932, trường đã đào tạo được gần 400 người, đây là lớp nghệ nhân đầu tiên trên đất Thủ có tay nghề giỏi, có tri thức về văn hóa thẩm mỹ, đa số trở thành nghệ sĩ, nhà giáo, nghệ nhân nổi tiếng sau này.