Nguyễn Sáng người khai phá phong cách Nghệ Thuật Hội Họa Hiện Đại Châu Âu

Nội dung chính
Nguyễn Sáng (1923-1988) quê ở làng Điều Hoà, tĩnh Mỹ Tho (nay thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Ông sinh ra trong một gia đình tri thức và tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông sống và làm việc tại số 65 Nguyễn Thái Học, Hà Nội trong nhiều năm. Năm (1936 – 1938) ông học tại Trường Mỹ thuật Gia Định, sau đó học khoá XIV tại Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông là người cách tân trong lĩnh vực sơn dầu, đặc biệt là sơn mài. Ngoài ra, ông còn là người khai phá thành công phong cách nghệ thuật hội họa hiện đại châu Âu.

Họa sĩ Nguyễn Sáng cũng là người thiết kế tem bưu chính cách mạng đầu tiên của Việt Nam mang chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946… ông đã được ghi tên trong Từ điển Bách khoa Larousse ở Pháp và được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (đợt I, 1996).

Hình ảnh chân dung họa sĩ Nguyễn Sáng lúc còn trẻ

Tháng 8-1945, ông tham gia cách mạng ở Hà Nội. Cuối tháng 12-1946, ông lên chiến khu Việt Bắc, và dùng nét vẽ của mình, để phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc. Tranh của ông gồm nhiều thể loại, ở thể loại nào ông cũng đều thành công. Và về thể loại tranh kháng chiến, ông có các tác phẩm như: Giặc đốt làng tôi, Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ, Hành quân đêm mưa, Bộ đội nghỉ trưa trên đồi, Thành đồng Tổ quốc. Về thể loại tranh chân dung, ông có hai tác phẩm nổi tiếng là Tư hoạ và Không gian. Ông là bậc thầy về mô tả, làm nổi bật cả tính cách lẫn đặc điểm của nhân vật.

Một số hình ảnh về các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Sáng

Hình ảnh tác phẩm: Giặc đốt làng tôi của họa sĩ Nguyễn Sáng năm 1954

Tác phẩm tranh sơn mài: Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ của họa sĩ Nguyễn Sáng năm 1956

Hình ảnh tác phẩm: Thành đồng tổ quấc của họa sĩ Nguyễn Sáng năm 1967

Cùng với Nguyễn Gia Trí và Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng là một trong những cây đại thụ cho nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Tranh nghệ thuật của ông chuyển động bằng hình ảnh và màu sắc đơn giản, hiện đại chứ không khô khan, khuôn sáo, các tác phẩm đều được vẽ bởi tấm lòng chân thành và tài năng biến hóa của ông.

Ngoài ra, ông còn vẽ theo nhiều đề tài khác nhau, như phụ nữ và hoa (thiếu nữ bên hoa sen), cảnh đẹp vừa cổ kính vừa lộng lẫy của chùa chiền (Tháp phổ minh), cảnh núi rừng thâm u mà hùng vĩ (Pác Bó), cảnh nông thôn bình dị, hiền hòa (thiếu nữ trong vườn chuối), cảnh ghi lại những trò chơi dân gian (Chọi trâu, Đấu vật) v.v…

Tác phẩm tranh sơn dầu: Thiếu nữ bên hoa sen của họa sĩ Nguyễn Sáng năm 1972

Hình ảnh tác phẩm: Tháp phổ minh của họa sĩ Nguyễn Sáng

Nguyễn Sáng có khả năng sáng tác tranh với nhiều chất liệu từ màu sáp dầu đến sơn mài, từ tranh lụa đến tranh phấn màu. Tuy nhiên tranh sơn dầu vẫn là sở trường của hoạ sĩ. Ông vẽ nhiều bức tranh mang tính hoành tráng cùng những cảm nhận lịch sử chân thực mang tính cách mạng. Những hình tượng nghệ thuật thường được ông chắt lọc trên nền phẳng, ít màu nhưng có rất nhiều sắc độ nhằm mang lại không gian rõ nétTrong hơn 100 tác phẩm để lại, Nguyễn Sáng có nhiều thể loại, đề tài nhưng những bức tranh làm nên tên tuổi của ông thường gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam. Ông đã dành phần lớn thời gian, công sức, trí tuệ để sáng tác những tác phẩm mang chủ đề “tư tưởng của thời đại”.

Do có sự gắn bó và niềm trân quý lớn lao với Hà Nội, nhiều sự đối lập giữa tính cách hai miền với nhau đã giúp Nguyễn Sáng thiết kế lại bản thân mình và quan điểm mỹ học của mình. Ông cũng từng nói rằng nếu không có Hà Nội thì sẽ không thể có ông. Và họa sĩ Nguyễn Sáng có sở thích vẽ mèo và ông có nhiều tác phẩm vẽ loài động vật này. Trong đó thường những tranh vẽ mèo của ông là bán trừu tượng.

Họa sĩ Nguyễn Sáng sống trong nghèo khó và gần như không có điều kiện về tài chính nên ông không thể thực hiện được công việc hội họa của mình, điều này đã trở thành một nỗi niềm trăn trở của họa sĩ. Trước khi qua đời không lâu, Nhà nước Việt Nam đã quết định trao thưởng cho họa sĩ Nguyễn Sáng Huân chương độc lập. Chi nhánh của Hội mỹ thuật Việt Nam ở phía Nam chưa kịp làm lễ mừng cho họa sĩ thì ông đã qua đời vào ngày 16 tháng 12 năm 1988.

 

Nguồn Tổng Hợp