Phiên đấu giá nhà Adjug’Art Brest diễn ra tại Parisngày 12/6 vừa qua đã kết thúc ngoài mong đợi, phiên có tổng cộng 568 lots, bao gồm cả đồ cổ, tượng, nội thất & tranh nghệ thuật… Trong đó phải kể đến 2 bức tranh họa sỹ Trần Quang Trân “Bức họa Vy Cho”, “Hồ Hoàn Kiếm” đã được gõ búa thành công với mức giá ấn tượng.
Họa sĩ Trần Quang Trân được ghi nhận như người phát minh ra kỹ thuật sơn mài bao gồm việc bổ sung bột vàng giữa các lớp sơn mài. Kỹ thuật này giúp tranh sơn mài trở nên lấp lánh, thay đổi sáng tối theo góc nhìn, và sau đó nó được sử dụng rộng rãi bởi các nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam như Phạm Hậu (Phạm Hầu), Trần Văn Cẩn, Nguyễn Khang và Nguyễn Gia Trí. Không dừng ở đó, ông tiếp tục lên đường đến Nhật Bản vào khoảng năm 1930 để nâng cao kỹ thuật của mình.
Năm 1932, Trần Quang Trân tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, sau đó ông mở xưởng vẽ tại số 87 đường Charron, Hà Nội. Trong suốt những năm 1930, ông đã sơn các tấm và hộp sơn mài và nhiều bức chân dung của các nhân vật nổi tiếng Việt Nam, để lại một gia tài nghệ thuật đáng kể.
Giữa năm 1930 họa sỹ đã chọn thay đổi tên nghệ sĩ và chữ ký của mình, ký tên là Ngym hoặc Nghi Am kể từ đó.
NGYM (Trân Quang Trân)(1900-1969): «Bức họa Vy Cho», bức vẽ bằng bút chì, chú thích “vy-chu” ở phía trên bên phải, ký tên “Ngym” và ghi ngày “18-6-1961” ở phía dưới bên phải – 20 x 12 cm.
NGYM (Trân Quang Trân) (1900-1969): Gần cái hồ nhỏ (Hồ Hoàn Kiếm), Hà Nội, bức vẽ bằng bút chì, ghi ngày 3-11-1961 ở góc phải dưới cùng (có vết keo cũ trên mép) – 13 x 20 cm. Được tái hiện trong blog của Jean-François HUBERT, chuyên gia nghệ thuật về Việt Nam.
Các tác phẩm của Trần Quang Trân thường khắc họa cảnh đường phố vắng, đền thờ, tòa nhà cũ hoặc hồ nước yên tĩnh khiến người xem như lạc vào một nốt trầm lắng đọng bình yên trong tâm hồn. Tranh ông là sự hòa quyện giữa truyền thống phương Đông và phương Tây độc đáo khó mà tìm được ở nơi khác.
Tuy say mê nghiên cứu nghệ thuật là thế, ông lại bén duyên với công việc giảng dạy. Đầu những năm 1940, ông bắt đầu sự nghiệp giảng dạy hội họa tại các trường tư thục Thăng Long, Gia Long và từ năm 1949 tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Sống ở phía Bắc Việt Nam trong chiến tranh, ông làm việc từ năm 1958 đến năm 1962 cho Hãng phim Việt Nam (một xưởng phim hoạt hình) và tổ chức nhiều hội nghị tại một trường điện ảnh Việt Nam.
Trần Quang Trân tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật nước nhà và cho vun đắp cho mầm non nghệ thuật mới cho đến những năm cuối đời. Ông mất năm 1969, khép lại một cuộc đời nghệ thuật vẻ vang.
Khánh Linh