Thăm bảo tàng Van Gogh, hiểu thêm về một thiên tài và bi kịch

Nội dung chính
Vincent Van Gogh (1853 – 1890) được biết đến là một danh họa thiên tài người Hà Lan, thuộc trường phái ấn tượng và là người nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện. Với rất nhiều các tác phẩm tranh sơn dầu nghệ thuật được đặc biệt yêu thích, tạo ra sự nổi tiếng nhất trong giới nghệ thuật, được xếp vào hàng các bức tranh đắt đỏ nhất thế giới. Và ông cũng đã trở thành một trong những danh họa nổi tiếng bậc nhất của thế kỉ XX, có ảnh hưởng to lớn tới mỹ thuật đương đại.

Một trong những điều lôi cuốn tôi nhất trong chuyến trở lại châu Âu lần này đó là đến thăm và tìm hiểu kỹ về một số bảo tàng, công trình kiến trúc nghệ thuật… trong đó có bảo tàng Van Gogh (thành phố Amsterdam – Hà Lan). Vì chủ quan, cho rằng bảo tàng một danh nhân thì mức độ khách tham quan cũng vừa phải, hơn nữa mua vé cũng dễ dàng. Không ngờ điều này hoàn toàn ngược lại. Tôi đã mất gần 2 giờ đồng hồ cùng anh bạn hướng dẫn viên để mua vé trực tuyến và xếp hàng dài mới vào được bảo tàng. Với một không gian rộng cả phần nổi và phần chìm gồm 4 tầng nhà mô phỏng một phần bảo tàng Louvre ở Paris – Pháp. Nơi đây tập hợp đầy đủ nhất các tác phẩm nổi tiếng của danh họa Van Gogh bên cạnh đó cũng là nơi lưu giữ những tác phẩm của họa sĩ Seurat, Monet và Gauguin.

Thăm bảo tàng Van Gogh, hiểu thêm về một thiên tài và bi kịch - 1

Tác giả tại bảo tàng Van Gogh tại thành phố Amsterdam – Hà Lan

 

Tôi phóng tầm mắt quan sát toàn cảnh từng khu vực trưng bày tác phẩm của ông, xem kỹ và chụp ảnh lưu niệm bên những kiệt tác nổi tiếng như “Hoa Diên vĩ”, “Hoa Hướng dương”, “Chân dung bác sĩ Gachet”… rồi dừng lại ở phần giới thiệu kỹ về từng quãng thời gian trong cuộc đời ông.

Thị trấn nhỏ phía Nam của đất nước cối xay gió Hà Lan – Groot-Zundert là ngôi nhà thơ ấu của họa sĩ tài ba Vincent Van Gogh. Ông sinh ngày 30/3/1853 trong một gia đình có cha là một mục sư đạo Tin lành và có ba người chú làm về buôn bán nghệ thuật.

Thời niên thiếu, ông làm nghề kinh doanh buôn bán cho một công ty nghệ thuật, rất hay đi thăm thú khắp nơi, khi chuyển tới sống tại London (Anh) thì lại mắc căn bệnh trầm cảm. Van Gogh chuyển sang tôn giáo và dành thời gian làm một nhà truyền giáo đạo Tin lành ở miền Nam nước Bỉ.

Thăm bảo tàng Van Gogh, hiểu thêm về một thiên tài và bi kịch - 2

Họa sĩ Vincent Van Gogh

 

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, nhưng trải qua thời niên thiếu khó khăn, tới năm 28 tuổi (1881) thì ông mới theo đuổi sự nghiệp hội họa chuyên nghiệp với với thể loại “Tranh quê”. Ngôi nhà nhỏ ở Cuesmes năm 1880, nơi ông quyết định trở thành một họa sĩ. Sự nghiệp hội họa của ông gắn với nhiều địa điểm và các mốc thời gian từ 1881 đến tận lúc ông qua đời năm 1890.

Vincent Van Gogh có một người em trai là Theodorus Van Gogh – một nhà buôn tranh nổi tiếng, luôn đứng sau hỗ trợ tài chính cho anh trai mình một cách thầm lặng. Kể cả việc đưa tiền cho người đến mua tranh Van Gogh, để động viên tinh thần ông. Tình anh em giữa hai người thấm đẫm những vui buồn, được thể hiện qua nhiều bức thư tay cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng trưng bày trong bảo tàng.

Phải tới những năm 1883-1885, họa sĩ Van Gogh đã thật sự tập trung hoàn toàn vào sự nghiệp sáng tác nghệ thuật. Kể cả việc ông quyết định chia tay với người vợ Sien, ông bỏ cô cùng hai đứa trẻ sau một năm chung sống. Rồi sau đó có lẽ do thiếu tiền nên Sien phải quay lại nghề mại dâm. Mùa xuân năm 1885, ông đã hoàn thành bức tranh “The Potato Eaters” được coi là đầu tay của mình và được giới nghệ thuật của Paris lần đầu quan tâm đến.

Vào năm 1885-1888, ông sống ở Antwerp và Paris. Bên cạnh thời gian dành cho sáng tác, ông còn tìm hiểu thêm về lý thuyết màu sắc và đi tham quan các kiệt tác nghệ thuật tại bảo tàng. Đến năm 1886, Van Gogh còn theo học ở xưởng vẽ Fernand Cormon tại Paris.

Bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của Van Gogh là khi chuyển tới chữa trị căn bệnh trầm cảm tại bệnh viện ở Saint Remy de Provence. Nơi đây chính là nơi ông hoàn thành tác phẩm “Starry Night” (Đêm đầy sao) và được coi là kiệt tác đắt giá nhất trong suốt sự nghiệp nghệ thuật của mình.

Những năm tháng cuối đời là quãng thời gian ông sáng tác nhiều nhất, có đến hơn 2000 tác phẩm ra đời trong vòng 10 năm trước khi ông mất. Trong đó có đến 900 trăm tác phẩm được hoàn thiện, còn lại là những bức phác thảo hoặc vẽ dở. 2 năm cuối đời là 2 năm mà Vincent Van Gogh đã đạt được danh tiếng lớn nhất trong sự nghiệp. Đây có lẽ chính là lý do để bảo tàng Van Gogh ra đời. Chính ông, người được nhiều người cho là kẻ điên, đã tạo ra một huyền thoại.

Thật tiếc, chỉ khi ông tự tử các tác phẩm của ông mới trở lên đắt giá, trước đó cả đời ông chỉ bán được một bức tranh. Để rồi sau đó, mọi người đều tập trung tìm hiểu nghiên cứu các tác phẩm của ông. Đến đầu thế kỷ 20 thì hội họa của ông đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho các họa sĩ, kết hợp giữa trường phái dã thú và biểu hiện. Những gì ông để lại đã và đang là di sản quý giá cho đất nước Hà Lan, ông được người đời nhắc đến như một thiên tài bạc mệnh

Chiêm ngưỡng những di vật của danh họa Van Gogh, tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đời, sự nghiệp, đặc biệt tận mắt xem bản gốc những kiệt tác nghệ thuật nổi tiếng của ông như: “Đêm đầy sao” – 1889; “Những cây ôliu” – 1889; “Quán cafe đêm” – 1888; chùm tranh “Hoa Hướng dương” – 1890; “Chân dung bác sĩ Gachet” – 1890, những bức chân dung tự họa của ông…

Van Gogh cũng có một khoảng thời gian ngắn biết đến nghệ sĩ Gauguin. Cả hai thiên tài đều chung ước mơ phục hưng nghệ thuật đương đại và thành lập một cộng đồng anh em họa sỹ rồi những lần hai ông cùng đi vẽ ở nhà thổ. Cuối cùng mọi thứ đều không thành công. Sự nhạy cảm và sự mất cân bằng tinh thần của Van Gogh khiến hai ông khó hòa hợp.

Sống ở Paris đầy cạnh tranh và căng thẳng, đặc biệt là ông không bán được bất cứ bức tranh nào ở kinh đô ánh sáng. Ông quyết định chuyển đến Arles với hi vọng sẽ mời được nhiều họa sỹ tới đây, biến Arles thành một cộng đồng của nghệ sỹ. Ông tin Gauguin là người xứng đáng nhất lãnh đạo cộng đồng, mặc dù hơn Van Gogh 5 tuổi nhưng họa sĩ người Pháp, luôn được Van Gogh xem là bậc thầy, người cố vấn quan trọng nhất sẽ giúp ông học hỏi được nhiều về kỹ thuật vẽ.

Tháng 10/1888 Gauguin lúc đấy 40 tuổi, đã tới Arles sau nhiều tháng nhận lời mời từ Van Gogh. Tuy vậy, thực tế lại cho thấy Gauguin có những động lực riêng chính là mục đích kiếm tiền. Sống bên cạnh nhau, hai thiên tài đều bộc lộ sự khác biệt. Van Gogh là người bốc đồng, sống cực kì luộm thuộm, bẩn thỉu. trong khi Gauguin là người duy lý, tính toán và nghiêm ngặt về tiền bạc. Xung đột đến đỉnh điểm, họa sĩ Hà Lan từng ném cả ly rượu vào Gauguin khi họ trong quán ăn, tình bạn giữa hai người cuối cùng kết thúc bằng một hình ảnh kỳ cục nhất trong lịch sử nghệ thuật, Van Gogh đã đuổi theo Gauguin bằng một lưỡi dao cạo và cắt được một phần tai dưới của Gauguin khi Gauguin chạy trốn trở lại Paris

Hành động này là dấu hiệu của sự mất cân bằng tâm thần ngày càng tăng của Van Gogh. Sau đó, ông được đưa vào một nhà thương điên – nơi ông ở đó cho đến khi qua đời. Đúng thời điểm tốt nhất của một cường độ làm việc, cảm xúc đan xen giữa sự điên rồ và thiên tài.

Năm 1890, một loạt tin xấu ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của Vincent Van Gogh, rồi một ngày trong tháng bảy khi đang vẽ tranh, ông đã tự lấy súng bắn vào ngực mình và chết sau đó hai ngày ở tuổi 37, kết thúc sự nghiệp của một thiên tài đang ở độ sung mãn.

Đỗ Ngọc Dũng