Sau triển lãm lần thứ nhất vào dịp cuối năm Giáp Thìn, đã có rất nhiều giao dịch được thực hiện sớm. Triển lãm lần thứ hai sẽ diễn ra từ ngày 01.03.2025 đến 08.03.2025, vào dịp đầu xuân Ất Tỵ, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều tác phẩm quý mới và bổ sung cho 179 lô đấu diễn ra vào ngày 09.03.2025. Chúng tôi trân trọng kính mời quý vị đến tham quan và thưởng lãm nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 đầy thú vị tại đây, với cửa vào tự do.
Nhân kỷ niệm 100 ngày thành lập Trường Mỹ Thuật Đông Dương, nhà đấu giá Le Auction House xin trân trọng tổ chức Trưng bày Triển lãm “Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20” lần thứ hai cho phiên đấu số 05, từ ngày 01 tháng 03 năm 2025 đến ngày 08 tháng 03 năm 2025 tại Tầng 1, Aqua Central, 44 Yên Phụ, Hà Nội. Chúng tôi rất hân hạnh được chào đón quý vị đến tham dự và thưởng lãm những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.

Đây là dịp đặc biệt để công chúng chiêm ngưỡng và tôn vinh những bậc thầy hội họa từ thời kỳ Đông Dương. Ngoài các bộ tứ danh họa “Phổ – Thứ – Lựu – Đàm”, “Trí – Lân – Vân – Cẩn”, “Nghiêm – Liên – Sáng – Phái”, “Nhân – Hòa – Hậu – Kiệm”, còn có rất nhiều họa sĩ tên tuổi trải dài qua các khóa Đông Dương, kháng chiến và đương đại tiêu biểu khác.
Nổi bật phải kể đến các tên ngoài bộ tứ có:
Georges, Nguyễn Tường Tam, Công Văn Trung, Thang Trần Phềnh, Trần Quang Trân, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Bình Lộc, Phạm Hậu, Nguyễn Văn Lăng, Trần Hà, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Anh, Tôn Thất Đào, Lương Xuân Nhị, Đỗ Đình Hiệp, Lê Yên, Nguyễn Dung, Hoàng Lập Ngôn, Ủ Văn An, Văn Bình, Phạm Thúc Chương, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Văn Tỵ, Phạm Văn Đôn, Phan Kế An, Nguyễn Văn An, Dương Hướng Minh, Nguyễn Trọng Hợp, Sỹ Ngọc, Trần Đình Thọ, Phạm Viết Song, Nguyễn Siên, Huỳnh Văn Gấm, Trần Dzụ Hồng, Nguyễn Văn Trung, Trần Phúc Duyên, Đinh Minh, Trần Duy, Trần Văn Thọ, Lê Thanh Đức, Mai Văn Hiến, Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Huyến, Đinh Văn Dần.
Đóng góp một phần không hề nhỏ trong việc định hình mỹ thuật Việt Nam thời kỳ này phải kể đến các họa sĩ Pháp. Họ là những văn sĩ, nhà thám hiểm, nhiếp ảnh gia tới Việt Nam không chỉ để khám phá văn minh vùng đất mà còn để lại những cống hiến quan trọng trong việc giảng dạy nghệ thuật cho người An Nam. Trong số đó có thể kể tới những tên tuổi các danh họa nổi bật như Victor Tardieu, Joseph Inguimberty, Alix Aymé, André Maire hay Evariste Jonchère,… Tại triển lãm và phiên đấu, các sáng tác của Joseph Inguimberty, Alix Aymé, André Maire, Henri Mege, Joseph Gilardoni,… cũng được Le Auction House chắt lọc giới thiệu tới cộng đồng yêu nghệ thuật.


Ngoài ra, trọng tâm của sự kiện đấu giá “Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20” cũng đi sâu vào giai đoạn mỹ thuật kháng chiến khu vực phía Bắc với nhiều nghệ sĩ nổi bật. Trải qua nhiều biến động của lịch sử mỹ thuật, Lưu Công Nhân – Lê Huy Hòa – Trần Lưu Hậu – Nguyễn Trọng Kiệm và họa sĩ Trần Đông Lương, Linh Chi, Mai Long, Ngọc Linh… là những đại diện tiêu biểu của giai đoạn này. Đó là những sáng tác chủ yếu mang tính hiện thực, một mặt mang tính trần thuật cao về nhịp đập của thời đại và dân tộc. Mặt khác soi rọi vào một giai đoạn đầy phấn chấn của nghệ thuật tạo hình Việt Nam khi liên tiếp có sự mở rộng về đề tài sáng tác từ vẻ đẹp của cảnh vật, con người, lòng quyết tâm vệ quốc cho đến sự hăng say trong tăng gia sản xuất, xây dựng nước nhà,…

Tác phẩm: Cô gái tắm
Mực và màu trên giấy
Kích thước: 51 x 45 cm
Sự xuất hiện của các sáng tác đương đại Việt cũng được Le Auction House chọn lọc kỹ lưỡng để giới thiệu tới giới mộ điệu. Như một sự tiếp nối trên chặng đường phát triển của mỹ thuật nước nhà, các tác phẩm của: Bùi Tuấn Thanh, Phạm Chính Trung, Đặng Xuân Hòa, Bùi Hữu Hùng, Lê Trí Dũng, Phạm An Hải, Phạm Bình Chương, Phạm Hà Hải, Bùi Văn Tuất, Trịnh Nhã… tiếp tục mang đến những hòa sắc rất riêng.
Tiến đến khu vực phía Nam, cho tới năm 1975, chỉ với chừng 20 năm, những họa sĩ tài năng như Nguyễn Phước, Nguyễn Trung, Nguyên Khai, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Lâm, Trần Thanh Lâm và nhiều cá nhân khác đã đồng vọng, khát khao sáng tạo và kiếm tìm cái mới trong hoàn cảnh đất nước trải qua 30 năm chiến tranh ác liệt. Cũng chính họ đã hòa chung bầu không khí sục sôi phát triển khi hòa bình lập lại, còn nhiều thách thức để rực lên một nền nghệ thuật trù phú, trẻ trung, hiện đại ở Sài Gòn và sáng tạo chưa từng thấy.

Đinh Văn Dần
Tác phẩm: Vinh quy bái tổ
Bình phong sơn mài bốn tấm
Kích thước: 100 x 200 cm
Lê Quang